QUY TRÌNH thi công sơn mạ kẽm epoxy đúng cách nhất

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print

Sơn mạ kẽm Epoxy được đánh giá là giải pháp hiệu quả để tăng tính thẩm mỹ, đặc biệt là độ bền cho vật dụng bằng sắt. Vì lẽ vật liệu này vẫn bị quá trình oxy hóa gây gỉ sét, do đó, lớp sơn Epoxy sẽ giúp bảo vệ bề mặt, tăng tuổi thọ và tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Hãy cùng APOVINA đi tìm hiểu kỹ hơn về dòng sơn này, cũng như cách thi công sơn mạ kẽm chuyên nghiệp trong bài viết dưới đây.

Vì sao nên thi công cho sắt mạ kẽm

Sắt mạ kẽm là vật liệu phổ biến, chiếm đến khoảng 95% trong các công trình dân dụng. Bên cạnh lợi thế về độ bền, giá cả, khả năng chịu lực tốt thì vật liệu này vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế. Kể đến những nhược điểm như tính chống oxy hóa thấp, dễ bị han gỉ và bề mặt không láng mịn.

Để khắc phục những vấn đề trên, bạn nên sử dụng dòng sơn mạ kẽm Epoxy để phủ lên trên bề mặt vật liệu. Sơn Epoxy thuộc loại sơn cao cấp 2 thành phần, mang đến những tác dụng chính như sau:

  • Sơn Epoxy cho sắt mạ kẽm chịu được những tác động từ bên ngoài môi trường, tạo ra một lớp nền hoàn hảo chống lại quá trình oxy hóa, bảo vệ bề mặt kim loại khỏi bị gỉ sét.
  • Sơn Epoxy thép mạ kẽm che mọi khuyết điểm trên bề mặt vật liệu, giúp sản phẩm nhẵn mịn hơn.
  • Sơn Epoxy mạ kẽm có khả năng bám dính cực tốt, có thể sử dụng trên bề mặt kim loại đa dạng kích thước.
  • Loại sơn này dễ sử dụng, thời gian khô nhanh, để khô tự nhiên mất khoảng 4 tiếng đồng hồ.

Nhờ những đặc tính kể trên, sơn Epoxy cao cấp mạ kẽm chuyên dùng cho các bề mặt kim loại, kết cấu thép như máy móc, tàu thuyền, cầu tháp, công trình giao thông cầu đường,… Được sử dụng giống như một lớp bảo vệ và trang trí cho sản phẩm.

sơn mạ kẽm epoxy
Vì sơn Epoxy có độ bền và chống rỉ sét cao

Hướng dẫn thi công sơn Epoxy cho sắt mạ kẽm 

Khi sử dụng sơn sắt mạ kẽm Epoxy thì bạn cần biết cách pha và sơn đúng để đảm bảo bề mặt láng mịn, đều màu, đạt độ dày phù hợp. Theo đó, Apovina sẽ hưỡng dẫn bạn cách thi công sơn theo từng kích thước khác nhau một cách cụ thể nhất như sau: 

Bước 1: Tiến hành làm sạch bề mặt vật liệu

Thi công trên sản phẩm kích thước nhỏ

Đối với các sản phẩm có kích thước nhỏ như cửa – cổng sắt, sản phẩm – thiết bị gia dụng, nội thất,…. thì bạn phần dụng cụ tương đối đơn giản. Bạn sẽ cần đến giấy nhám, bàn chải sắt, dụng cụ sơn bằng chổi quét, máy phun cầm tay. 

Thi công trên sản phẩm kích thước lớn

Những hạng mục sơn có kích thước lớn như các nhà máy cơ khí, thủy điện, nhiệt điện, hay tàu thuyền có một lượng sắt thép lớn, bề mặt sơn rộng. Chính vì vậy, bạn không thể sử dụng cách sơn thủ công thông thường bởi sẽ mất rất nhiều thời gian và hiệu quả công việc thấp. Sử dụng máy đánh nhám, hay máy phun bi, máy phun cát để làm sạch bề mặt vật liệu. Tùy thuộc vào kinh phí mà bạn sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp, tuy nhiên cần đảm bảo phải đạt theo tiêu chuẩn SA 2.0 trở lên.

sơn mạ kẽm epoxy

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ sơn phù hợp

Tùy thuộc vào kích thước bề mặt, độ lãng mịn cũng như các khớp nối mà bạn sẽ lựa chọn dụng cụ sao cho phù hợp. Hiện nay có một số phương pháp sơn được sử dụng nhiều như sau:

  • Rulo, cọ lăn: Phù hợp với các sản phẩm có kích thước nhỏ, bề mặt có nhiều góc, mối nối như cửa, cổng. Bạn cũng có thẻ dùng dụng cụ này để dặm giá trong khung các bề mặt vật liệu kích cỡ lớn.
  • Súng phun sơn: Đây là dụng cụ dùng được với mọi loại bề mặt, là giải pháp tối ưu nhất hiện nay với thời gian sơn nhanh chóng. Tuy nhiên, khi sử dụng máy phun thì tỷ lệ tiêu hao sơn sẽ cao hơn nên bạn cần chú ý pha lượng sơn vừa đủ.

Ngoài ra, khi sử dụng dụng cụ sơn, bạn cần lưu ý đối với từng loại sơn khác nhau thì cần dùng béc phun riêng. Việc dùng chung có thể khiến màng sơn không đồng đều, chỗ dày chỗ mỏng. Bên cạnh đó, khi sơn bằng máy nên phun đều tay, đi chậm để giúp màu sơn đồng nhất. 

sơn mạ kẽm epoxy

Bước 3: Pha sơn

Tùy thuộc vào từng loại sơn mà sẽ có cách pha riêng, đối với dòng sơn Epoxy là loại sơn hai thành phần nên bạn sẽ cần trộn phần sơn màu và chất đóng rắn lại với nhau. Bên cạnh đó, bạn cần một loại dung môi phù hợp để giúp làm lỏng sơn, giúp sơn dễ dàng bám dính trên bề mặt vật liệu hơn. 

Theo đó, với loại dung môi cho sơn mạ kẽm Epoxy thì bạn nên lựa chọn cùng loại và cùng thương hiệu sản xuất. Điều này sẽ giúp đảm bảo tính năng của sơn được bảo toàn. Tỷ lệ pha dung môi theo khuyến cáo là khoảng 10% thể tích.

Bước 4: Tiến hành sơn phủ

Sau khi đã hoàn tất công đoạn chuẩn bị, bạn sẽ tiến hành phun sơn theo từng lớp. Lớp đầu tiên là lớp sơn chống rỉ, có độ dày đạt 40 – 50 micromet. Lớp tiếp theo được sơn sau khi lớp đầu đã khô (khoảng sau 6 tiếng) là các lớp sơn phủ màu. Bạn nên sơn phủ từ 1 – 2 lớp sơn màu để giúp màu được phủ đều và đạt độ dày 60 – 80 micromet.

sơn mạ kẽm epoxy

Sơn Epoxy Apovina – Giải pháp hàng đầu cho sơn sắt mạ kẽm

Nếu bạn đang cần tìm một dòng sơn chất lượng cao thì chúng tôi xin giới thiệu dòng sản phẩm sơn Epoxy Apovina. Đây là sản phẩm được sản xuất bởi công ty TNHH Liên Doanh APO chuyên về các dòng sơn công nghiệp cao cấp. Với tiêu chí hoạt động hướng tới sự bền vững cho các công trình, tất cả những sản phẩm của APOVINA đều cam kết chất lượng, sản xuất theo công nghệ mới nhất. 

Nói riêng về dòng sơn Epoxy Apovina mang đến những ưu điểm nổi trội chính là khả năng khô tự nhiên cực nhanh chỉ trong khoảng 5 giờ đồng hồ. Sơn sẽ được đóng trong hộp kín, đảm bảo giữ được các đặc tính chống thấm, chống trơn, chống oxy hóa bền vững. Để được tư vấn chi tiết hơn về loại sơn này, bạn hãy liên hệ đến cho chung tôi ngay hôm nay.

sơn mạ kẽm epoxy
Sơn Epoxy Apovina – Giải pháp hàng đầu cho sơn sắt mạ kẽm

Trên đây là các thông tin về dòng sơn mạ kẽm Epoxy, cách thi công sơn cũng như đặc tính của loại sơn này. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được những điều hữu ích. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ cho Apovina.vn để nhận hỗ trợ nhanh chóng nhất. 

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print