SƠN CHỊU NHIỆT ỨNG DỤNG CHO KIM LOẠI.

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print

Sơn chịu nhiệt được sử dụng trên các bề mặt thiết bị để làm giảm nhiệt lượng. Các loại sơn cũng cung cấp một lớp bảo vệ cho kim loại giúp ngăn ngừa sự ăn mòn thép. Chúng mang lại một lớp hoàn thiện đẹp, có tính thẩm mỹ cao. Vì những tính chất đặc biệt vậy nên chúng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Hãy cùng Apovina tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

SƠN CHỊU NHIỆT LÀ GÌ?

Sơn chịu nhiệt là loại sơn được thiết kế để chịu mức nhiệt độ cao. Những loại sơn này phù hợp cho bề mặt kim loại hay tiếp xúc với nhiệt. Đặc biệt là các thiết bị lò đốt, lò nung, hệ thống đường ống.

Sơn chịu nhiệt thường được sản xuất từ các chất liệu chịu nhiệt đặc biệt, như các hợp chất silicone, epoxy, polyurethane hoặc các hợp chất chống oxy hóa.

Nhờ có thành phần đặc biệt này, sơn chịu nhiệt có khả năng chịu nhiệt độ cao mà các loại sơn thông thường không thể đạt được.

Sơn chịu nhiệt không phản ứng với nhiệt độ quá cao và mang lại chất lượng hoàn thiện cho các công trình có nhiệt độ cao. Loại sơn này có tác dụng đặc biệt tốt trong việc chống ăn mòn thép chịu nhiệt độ cao, và chúng cũng có tác dụng chống ăn mòn dưới lớp cách nhiệt.

TẠI SAO CẦN PHẢI THI CÔNG?

Việc thi công sơn chịu nhiệt là rất quan trọng và cần thiết cho nhưng thiết bị tiếp xúc nhieuejt vì những lý do sau đây:

Chịu nhiệt độ cao

Lò hơi hoạt động ở nhiệt độ rất cao, thường trong khoảng từ 100°C đến hàng trăm độ C. Sơn chịu nhiệt được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao và không bị biến dạng, phân hủy hoặc mất tính chất bền vững trong môi trường nhiệt độ này.

Bảo vệ bề mặt

Sơn chịu nhiệt giúp bảo vệ bề mặt của lò hơi khỏi sự ảnh hưởng của nhiệt độ cao, oxy hóa, ăn mòn và mài mòn. Nó tạo ra một lớp chắn chịu được để giữ cho lò hơi hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ của nó.

Đảm bảo an toàn khi sử dụng

Việc sử dụng sơn chịu nhiệt đúng cách và theo quy định giúp đảm bảo an toàn cho lò hơi và môi trường xung quanh. Sơn chịu nhiệt giúp giảm nguy cơ phá hủy bề mặt lò hơi, ngăn chặn rò rỉ hơi nước và giảm nguy cơ hỏa hoạn.

Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn

Trong nhiều ngành công nghiệp, việc sơn chịu nhiệt là bắt buộc để tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường. Các quy định này thường yêu cầu việc sử dụng vật liệu chịu nhiệt và phương pháp thi công phù hợp để đảm bảo tính an toàn và hiệu suất của lò hơi.

CÁCH DÙNG SƠN CHỊU NHIỆT DẠNG PHUN

Sơn Chịu Nhiệt dạng bình phun cầm tay H606 (200°C – 600°C)

Sơn Chịu Nhiệt dạng phun HPpaint H 606 là loại sơn chịu nhiệt gốc nhựa silicon nguyên chất có chứa bột màu vô cơ. Sau khi khô, lớp phủ có khả năng chống sốc nhiệt rất tốt từ nhiệt độ môi trường đến 600℃~1200℉, đồng thời mang lại đặc tính chống gỉ tuyệt vời.

Ngoài ra, nó có khả năng cách điện vượt trội và khả năng chống lại thời tiết.

Sơn chịu nhiệt để sử dụng trên bếp, động cơ, nồi hơi, lò sưởi, động cơ tàu, bộ giảm thanh, quạt thông gió, đường hơi nước và các dụng cụ nhiệt tương tự hoạt động từ nhiệt độ môi trường đến 600℃.

Các bước thi công

Để thi công sơn chịu nhiệt cho lò hơi cần tuân thủ thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Làm sạch bằng phương pháp phun cát để loại bỏ hoàn toàn rỉ sét, bụi bẩn, dầu mỡ và các cặn bẩn khác ra khỏi bề mặt kim loại, lò nướng, bô, …

Bước 2: Thi công lớp sơn chịu nhiệt

Lắc đều lọ sơn 1-2 phút cho sơn đều. Phun một lớp sơn chịu nhiệt H 606 lên trên bề mặt lò nướng, bô, mặt kim loại, … Để khô bề mặt khoảng 10-15 phút rồi sơn lớp thứ hai lên.

Cần lưu ý khi thi công: Bề mặt khi sơn phải thật sạch và khô ráo, không còn lẫn tạp chất hay rỉ sét bên ngoài.

Đối với bề mặt nồi hơi trước đó đã được sơn rồi thì cần loại bỏ đi phần bong tróc của lớp sơn cũ để lớp sơn mới tiếp xúc trực tiếp với bề mặt kim loại. Nhiệt độ bề mặt kim loại khi thi công sơn nên duy trì ở nhiệt độ thường (<45℃).

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG 

Nếu bạn định sơn bất kỳ loại sơn chịu nhiệt nào lên bề mặt, hãy lưu ý các mẹo ứng dụng sau:

  • Tránh sơn khi nhiệt độ bề mặt trên 50℃. Đảm bảo rằng các bề mặt cũng đã được làm nguội trước khi sơn.
  • Nếu có thể, hãy tắt nguồn nhiệt hoặc nguồn đánh lửa ảnh hưởng đến bề mặt.
  • Đeo găng tay, kính bảo hộ, khẩu trang và các thiết bị bảo hộ cá nhân khác khi thi công
  • Sử dụng báo hoặc vải để bảo vệ không gian làm việc của bạn khỏi các vết sơn và bụi bẩn.
  • Đảm bảo rằng không gian làm việc của bạn được thông gió tốt với nhiệt độ phòng từ 15 đến 426oC (60 đến 80oF).
  • Làm sạch và loại bỏ hoàn toàn rỉ sét, bụi bẩn, dầu mỡ và sơn bong tróc khỏi bề mặt mà bạn sẽ thi công. Nếu cần, bạn có thể sử dụng giấy nhám trên các khu vực bóng để sơn.
  • Đợi sản phẩm khô hoàn toàn trước khi thoa lớp khác. Thực hiện theo thời gian sấy khô được ghi trên hướng dẫn hoặc bảng dữ liệu của sản phẩm.

Sơn chịu nhiệt HPpaint là một lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ thiết bị của bạn. Hy vọng qua bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc thêm thông tin về loại sơn chịu nhiệt đang được sản xuất bởi APOvina.

 

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print