Sơn Epoxy chống tĩnh điện và quy trình thi công chuẩn nhất

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print

Cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu của con người cũng không ngừng được nâng cao. Trong các công trình xây dựng cũng thế, họ yêu đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe hơn về độ an toàn, chất lượng sản phẩm và cả mặt thẩm mỹ. Vì lý do này mà nhiều nhà đầu tư, chủ thầu, doanh nghiệp đã ưu tiên chọn lựa dòng sơn Epoxy chống tĩnh điện để thi công tại các công trình của mình. Cùng APOVINA tìm hiểu kỹ hơn về dòng sơn Epoxy này cũng như các ưu điểm nổi bật mà nó có được qua bài viết sau đây nhé!

Thế nào là sơn Epoxy chống tĩnh điện?

Epoxy chống tĩnh điện là dòng sơn với 2 thành phần chính là sơn Epoxy điện trở cao và than hoạt tính để dẫn điện. Bên cạnh đó còn có hệ thống các dây dẫn đồng nối với đất để trung hòa điện tích và chống tĩnh điện. Giúp kiểm soát việc tĩnh điện, phát sinh tia lửa điện,… được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp về điện.

quy trình sơn sàn epoxy chống tĩnh điện
Sơn Epoxy chống tĩnh điện gồm sơn Epoxy và than hoạt tính để dẫn điện

Sơn sàn Epoxy chống tĩnh điện hoạt động trên nguyên lý nào?

Epoxy chống tĩnh điện hoạt động theo 2 nguyên lý cơ bản là phân tán và triệt tiêu điện tích:

  • Phân tán điện tích là khả năng trung hòa dòng điện bằng cách chia nhỏ chúng ra. Khi mặt sàn bị nhiễm điện thì chúng sẽ được thẩm thấu qua lớp sơn rồi dẫn xuống đất bằng đường dây động. Qua đó, tình trạng phóng điện được giải quyết một cách nhanh chóng.
  • Triệt tiêu điện tích là lúc mà bề mặt sàn được phủ thêm lớp sơn Epoxy có mức điện trở cao hơn. Chúng sẽ giữ vai trò kiểm soát và trung hòa phần điện tích tạo ra từ lực ma sát khi hoạt động.

Các loại sơn Epoxy chống tĩnh điện phổ biến

Sơn Epoxy chống tĩnh điện được chia thành 2 loại phổ biến là:

  • Epoxy chống tĩnh điện hệ lăn: Dùng dụng cụ lăn Rulo để thi công, hệ thống dây đồng được nối trực tiếp xuống đất. Cần tiến hành sơn một lớp lót rồi mới sơn lớp phủ chống tĩnh điện. Thông thường, loại sơn này dùng trong các công trình mà không đặt nặng các yêu cầu về trọng tải chịu đựng, thay vào đó nó chỉ dừng ở mức trung bình.
  • Epoxy chống tĩnh điện tự san phẳng: Đây là giải pháp thi công khá phức tạp bao gồm lớp than hoạt tính, lớp sơn san phẳng để chống tích điện, lớp xử lý mặt sàn và cuối cùng là phần dây dẫn đồng nối đất. Loại sơn chống tích điện này phù hợp với những công trình đòi hỏi cao trên cả 3 mặt thẩm mỹ – tải trọng – chất lượng. 

Ưu điểm của sơn Epoxy chống tĩnh điện?

Sở dĩ, sơn Epoxy chống tĩnh điện nhận được sự ủng hộ của đông đảo người tiêu dùng nhờ vào những ưu điểm sau:

  • Khả năng chống tích điện cao, hạn chế được những tai nạn cháy nổ nguy hiểm.
  • Làm cho mặt sàn có độ bền cao, kéo dài tuổi thọ của công trình.
  • Tăng giá thẩm mỹ cao, tạo được bề mặt láng mịn để lau chùi và dọn dẹp vệ sinh một cách dễ dàng. 
  • Tiết kiệm được các khoản chi phí liên quan đến điện năng.
  • Đảm bảo các chuẩn về chất lượng và mức độ an toàn cho người dùng.
  • Bảo vệ bề mặt thi công khỏi các tác động về mặt vật lý, hóa học mà môi trường, điều kiện thời tiết và cả con người gây ra. 
quy trình sơn sàn epoxy chống tĩnh điện
Ưu điểm là sơn chống tích điện cao, bóng đẹp, giá phải chăng

Ứng dụng của sơn chống tĩnh điện

Sơn Epoxy chống tĩnh điện có thể gọi là dòng sơn đa ứng dụng khi nó được nhiều người dùng tin tưởng và lựa chọn cho các loại công trình khác nhau như:

  • Nhà máy công nghiệp về điện, chế tạo linh kiện điện tử, chip.
  • Trung tâm đo lường, kiểm định; nhà máy sản xuất vũ khí và thuốc nổ.
  • Trung tâm hoạt động về lĩnh vực bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị, công nghiệp nặng.
  • Khu vực sản xuất, gia công hàng hóa, vật liệu dễ cháy nổ.
  • Công trình trong lĩnh vực y tế như phòng xét nghiệm, phòng mổ, phòng hồi sức,…
quy trình sơn sàn epoxy chống tĩnh điện
Sơn thường được dùng trong ngành công nghiệp, sản xuất, nhà kho

Các bước thi công sơn chống tĩnh điện chuẩn

APOVINA xin gợi ý đến bạn quy trình thi công sơn Epoxy chống tĩnh điện chi tiết với 10 bước như sau:

  • Bước 1: Dùng các thiết bị đặc dụng để mài mặt sàn, tạo độ nhám.
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công, đảm bảo sạch bụi bẩn, dùng dung môi để xử lý các vết dầu mỡ, hóa chất. 
  • Bước 3: Sơn lớp lót để đảm bảo độ cứng cho bề mặt sàn và nâng cao khả năng bám dính giữa mặt sàn với lớp sơn phủ.
  • Bước 4: Kiểm tra và xử lý những khuyết điểm sau khi sơn lớp lót, thực hiện bả vá.
  • Bước 5: Tiến hành thi công hệ thống dây dẫn bằng đồng và nối trực tiếp xuống đất.
  • Bước 6: Thi công lớp sơn Epoxy chống tĩnh điện lần thứ nhất.
  • Bước 7: Kiểm tra, chà ráp, vệ sinh nhằm loại bỏ các bụi bẩn và sạn còn vương vãi khi lớp sơn thứ nhất đã khô.
  • Bước 8: Thi công lớp sơn chống tĩnh điện lần thứ hai.
  • Bước 9: Kiểm tra, đo đạc và phân tích các chỉ số điện trở.
  • Bước 10: Nghiệm thu kết quả và bàn giao cho khách hàng.
quy trình sơn sàn epoxy chống tĩnh điện
Sơn có tổng chuẩn 10 bước thi công gồm nhiều bề mặt chồng lên nhau

Có thể thấy quy trình trên là khá phức tạp đòi hỏi sự tỉ mỉ cùng những yêu cầu kỹ thuật cao. Hãy đọc và nắm rõ từng bước một, từng yêu cầu cụ thể để có được kết quả tốt nhất nhé!

Trên đây là những thông tin về sản phẩm sơn Epoxy chống tĩnh điện cùng quy trình thi công chuẩn mà APOVINA muốn gửi đến bạn để giải đáp các thắc mắc xoay quanh dòng sản phẩm này. Nếu còn bất cứ vấn đề gì, hãy liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên của chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời. APOVINA.VN rất hân hạnh khi được trở thành đối tác đáng tin cậy của bạn trong những dự án sắp tới.

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print