Sơn chống nóng mái tôn là gì? Quy trình thi công 2022 mới nhất

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print

Mái tôn là một vật liệu có tính dẫn nhiệt, nhất là vào những ngày nắng nóng ảnh hưởng lớn đến độ bền của sản phẩm. Giải pháp sơn chống nóng mái tôn đang được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên có hiệu quả hay không vẫn còn là vấn đề nhiều người thắc mắc. Để giúp bạn hiểu rõ và những khả năng mà dòng sơn chống nóng này có được, bài viết dưới đây Apovina sẽ tổng hợp đầy đủ các thông tin quan trọng nhất. 

Sơn chống nóng mái tôn là gì?

Sơn chống nóng mái tôn hay thực chất chính là dòng sơn chịu nhiệt được biết đến với khả năng chịu được mức nhiệt lớn lên đến 1200 độ C. Thành phần chính của sơn chính là nhựa silicon, chất tạo màng, bột màu, phụ gia tạo ra lớp sơn lỏng, có màu, bám dính chắc chắn trên bề mặt tôn. 

Thực tế, tôn có giá thành rẻ, nên được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhược điểm của mái tôn chính là khả năng cách nhiệt kém, dễ hấp thu nhiệt gây nóng cho nội thất bên dưới mái. Sơn chống nóng chính là giải pháp được lựa chọn để khắc phục vấn đề này. 

sơn chống nóng mái tôn
Sơn chống nóng mái tôn trở thành một lớp cách nhiệt

Bằng cách phủ một lớp sơn lên trên bề mặt mái tôn tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, sẽ giúp làm giảm nhiệt độ trên bề mặt. Từ đó, giảm sức nóng xuống nội thất, giúp bên trong nhà mát mẻ hơn. Nhờ công nghệ hiện đại, ngày nay có rất nhiều dòng sơn chống nóng mái tôn khác nhau, phân loại dựa theo độ bền chịu nhiệt. Cụ thể, phổ thông nhất sẽ có loại sơn chống nóng tư 200 – 1200 độ C, và được dùng nhiều nhất là loại sơn chống nóng từ 200 – 400 độ C. 

Sơn chống nóng mái tôn có hiệu quả không?

Không ít người vẫn còn nghi ngờ về khả năng chống nóng của phương pháp sử dụng sơn phủ, nhưng hiệu quả của nó đã được kiểm chứng từ thực tế. Theo đó, sau khi dùng sơn chống nóng cho mái tôn bạn sẽ nhận thấy sự giảm nhiệt rõ ràng. 

Nhờ khả năng tạo màng trên bề mặt sản phẩm, giúp mang đến sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài với bên trong phòng. Khi nhiệt độ bên ngoài càng cao, thì độ chênh lệch này càng lớn, cao điểm nhất có thể giảm được từ 12 – 16 độ C. 

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều dòng sơn chống nóng khác nhau, bạn rất dễ dàng để tìm mua được một loại sơn theo mức giá mong muốn. Thế nhưng, không phải loại nào cũng đảm bảo chất lượng, dẫn đến tình trạng, dù đã sơn đúng cách nhưng vẫn không có hiệu quả chống nóng.

sơn chống nóng mái tôn
Sơn sẽ giúp giảm được mức nhiệt từ 12-26 độ khi nhiệt độ trên mái nhà đạt mức 60 độ C

Vậy nên, để lớp sơn đạt hiệu quả tốt nhất thì lớp sơn cần đạt độ dày theo tiêu chuẩn, đồng thời bạn cần dùng loại sơn chất lượng, có chất tạo màng cao cấp. Cùng với đó, bạn cần thực hiện quy trình hơn đúng cách, thao tác chuẩn nhằm có lớp sơn hoàn hảo nhất.

Sơn chống nóng mái nhà giá bao nhiêu?

Sơn chống nóng mái tôn ngoài khả năng giảm nhiệt, còn giúp tăng tuổi thọ, độ bền, hạn chế vấn đề gỉ sét cho sản phẩm. Bởi lẽ, các nhà sản xuất đã tích hợp thêm một số thành phần trong sơn, làm thay đổi cấu trúc, mang đến nhiều tác dụng mới cho sơn hơn. Cũng chính vì điều này mà giá thành sơn chống nóng sẽ có sự chênh lệch giữa các dòng sơn với nhau.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mức nhiệt mà sơn có thể chống lại mà giá thành cũng sẽ thay đổi, với các dòng sơn chuyên dụng, chống nhiệt độ càng cao thì chi phí sẽ càng cao hơn. Tham khảo thị trường hiện nay có thể thấy mức giá các dòng sơn chống nóng giao động từ 300.000 – 500.000 đồng/kg. Bạn cần tư vấn chi tiết về mức giá cũng như chi phí thi công sơn chống nóng mái tôn, hãy liên hệ đến cho Apovina để được hỗ trợ. 

sơn chống nóng mái tôn
Giá cả chưa phải là yếu tố quyết định sản phẩm sơn

Quy trình thi công sơn mái tôn chống nóng đúng chuẩn.

Thi công sơn chống nóng cần có kinh nghiệm, kỹ thuật tốt, đạt đủ độ dày cho lớp sơn. Có như vậy thì phần sơn mới phát huy được hết công dụng, đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền lâu dài. Dưới đây, Apovina giới thiệu bạn quy trình thi công dòng sơn chống nóng chuẩn.

Bước 1: Công đoạn chuẩn bị.

  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bao gồm: rulo, máy phun sơn, máy đánh nhám, giấy nhám, máy hút bụi bẩn, hóa chất tẩy rửa chuyên dụng.
  • Lựa chọn thời điểm sơn thích hợp, nên sơn vào lúc 11h – 14h để giúp lớp sơn nhanh khô. 
  • Lựa chọn dòng sơn chống nóng phù hợp cho mái tôn. 

Bước 2: Xử lý bề mặt.

Trước khi tiến hành sơn, bạn cần chuẩn bị một bề mặt mái tôn sạch, không còn các vết bẩn, lớp gỉ sét cũ. Đối với những mặt mái tôn cũ, nên dùng máy đánh nhám để xử lý tốt các vết gỉ sét, và dùng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng giúp loại bỏ toàn bộ vết bẩn. Rửa sạch lại toàn bộ bề mặt và đợi khô hoàn toàn trước khi tiến hành sơn.

Bước 3: Sơn lót.

Đối với mái tôn, bạn cần tiến hành một lớp sơn lót để giúp tăng độ bám dính và tăng khả năng chống gỉ sét. Bạn nên sử dụng loại sơn chống rỉ gốc nước chuyên dụng để làm mặt sơn lót. 

Bước 4: Sơn phủ lớp chống nóng.

sơn chống nóng mái tôn
Chọn đúng hãng sơn uy tín là bước đệm giúp ngôi nhà bạn thoát nóng

Bạn nên chia thành hai lớp sơn phủ chống nóng để đạt được độ dày đủ tiêu chuẩn. Các lớp sơn nên cách nhau từ 2 – 3h nhằm đảm bảo lớp sơn trước đã khô hoàn toàn.

Như vậy, sơn chống nóng mái tôn là dòng sơn chuyên dụng giúp giảm mức nhiệt lên trên bề mặt tôn, từ đó làm mát nội thất bên trong. Bạn cần lựa chọn loại sơn phù hợp, thi công sơn đúng cách để đạt được hiệu quả chống nóng tốt nhất. Hãy liên hệ cho Apovina để được tư vấn chi tiết và báo giá chính xác về các dòng sơn chống nắng chất lượng trên thị trường hiện nay. 

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print