NGUYÊN NHÂN, CÁCH KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG SƠN BỊ PHẤN HOÁ THEO THỜI GIAN

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print

Sau khi sơn một khoảng thời gian khá lâu, đặc biệt là những kết cấu để ngoài trời thì trên màng sơn thường xuất hiện một lớp bột mỏng trắng. Vậy hiện tượng này là do đâu và liệu có cách nào khắc phục được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé

Sơn phấn hoá là gì?

Hiện tượng sơn bị phấn hóa là hiện tượng trên màng sơn có một lớp bột mỏng, dễ dàng nhận thấy. Khi dùng tay chà lên màng sơn sẽ có lớp bột mỏng bám lên tay… Hiện tượng này cũng có thể gây ra phai màu, màng sơn mỏng, biến dạng và bong.

Nhận biết hiện tượng: Trên màng sơn có lớp bột mỏng, điều này dễ dàng nhận ra khi dùng tay chà lên màng sơn.

Nguyên nhân là từ đâu?

Đây một trong những hiện tượng phổ biến khi sơn nhà hay sơn kết cấu. Bởi có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng phấn hóa này như:

  • Độ ẩm cao và bề mặt sơn bị ngấm nước
  • Dùng sơn chất lượng kém có tỷ lệ chất độn/chất tạo màng cao.
  • Màng sơn bị lão hóa theo thời gian, bị phá hủy dưới điều kiện thời tiết trong thời gian dài.
  • Tia tử ngoại và thời tiết ảnh hưởng xấu đến màng sơn.
  • Do pha sơn quá loãng làm giảm độ kết dính của sơn.
  • Sử dụng sơn trong nhà cho kết cấu ngoài trời

Biện pháp và cách khắc phục:

 Cách phòng ngừa trước khi sơn kết cấu:

  • Nếu có thể phòng ngừa trước khi sơn là tốt nhất. Bởi sẽ tránh được những vấn đề nghiệm trọng có thể xảy ra. Hãy sử dụng loại sơn chất lượng tốt, có thành phần chất lượng cao có thành phần kháng tia UV. Điều đó sẽ mang đến hiệu quả bảo vệ vượt trội cho kết cấu. Kể cả trong mùa mưa lẫn mùa nắng.
  • Phải sử dụng sơn lót, đặc biệt là sơn lót có tác dụng kháng kiềm, chống rỉ. Trước khi sơn phủ hoàn thiện kết cấu để tránh hiện tượng ăn mòn, do axit tính xâm thực mạnh của nước mưa điểm đặc trưng của thời tiết nóng ầm ở nước ta.
  • Sử dụng đúng dòng sơn cho từng loại kết cấu thích hợp. Tuyệt đối không sử dụng sơn nội thất thay cho sơn ngoại thất.
  • Hãy đảm bảo việc pha sơn tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Không pha loãng sơn vượt quá quy định. Sẽ làm giảm độ kết dính của các lớp sơn và giảm hiệu quả của các dòng sơn.

Khắc phục khi sơn kết cấu đã bị phấn hóa:

  • Trước tiên, hãy vệ sinh thật kỹ bề mặt kết cấu.
  • Nếu không quá nghiêm trọng hãy phủ thêm một lớp sơn bóng PU2K để vừa giữ được màu cũ vừa tăng tính bảo vệ cho bề mặt.
  • Sơn lại bằng các dòng sơn ngoại thất chất lượng hơn để đảm bảo tính bảo vệ cao tránh tình trạng lặp lại

 

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print