ĐỘ DÀY MÀNG SƠN CHỐNG RỈ SẮT THÉP BAO NHIÊU LÀ TỐT NHẤT

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print

Giải pháp dùng sơn APOvina để bảo vệ và trang trí kết cấu sắt thép ngày càng trở nên phổ biến. Với ưu điểm màu sắc bóng sáng, tươi bóng, bền màu cao, thời gian thi công nhanh chóng. Nhưng làm sao để có được những lợi ích tuyệt vời đó và phải đạt rất nhiều yếu tố gồm chất lượng sơn, dụng cụ thi công, thời gian thực hiện, độ dày, độ sạch bề mặt, …Trong đó Độ dày tuy là yếu tố nhỏ nhưng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bảo vệ và làm đẹp của sơn.

Độ dày màng sơn chống rỉ sắt thép ảnh hưởng tới yếu tố nào?

Độ dày màng sơn có tác động mạnh đến một số yếu tố khác của sơn. Cần phải lưu ý khi thực hiện để sơn hiểu quả cao và đẩy nhanh tiến độ thi công:

  • Thời gian khô: Có một nguyên lý bất biến là độ dày càng dày thì thời gian càng lâu khô hơn
  • Độ căng của sơn: Màng sơn vượt qua độ dày cho phép, khi khô càng nhăn nheo như vỏ cam. Bao nhiêu là hợp lý hãy xem bên dưới.
  • Độ phủ hay còn gọi là định mức m2/lít: Độ dày càng cao thì định mức càng thấp và ngược lại. Do sử dụng nhiều sơn hơn cho 1 m2 thì khiến cho màng sơn dày lên.
  • Thời gian sơn lớp kế tiếp: Càng dày sơn, khô lâu hơn hay dung môi bay hơi chậm lại. Chỉ số này càng lâu hơn.
  • Tổng thời gian thi công: Nếu thợ thi công với độ dày cao thì thời gian càng lâu hơn, dẫn đến toàn bộ dự án chậm lại. Thậm chí xảy ra lỗi khi thực hiện

Phòng ngừa: Nên làm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất đưa ra và sử dụng thêm dụng cụ đo màng sơn ướt và khô để theo dõi chỉ số này.

Độ dày màng sơn bao nhiêu là hợp lý

Độ dày sơn luôn được các chủ đầu tư quan tâm. Không biết phải sơn với độ dày bao nhiêu là Phù hợp. Có phải sơn độ dày càng nhiều càng bảo vệ cao. Như đã nói trên, độ dày ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố của sơn.

Càng sơn được nhiều lớp dễ xảy ra các sự cố sơn và thời gian thực hiện lâu. Nên sơn tối đa 2 lớp sơn với độ dày tiêu chuẩn do nhà sản xuất đề xuất.

Theo nhà sản xuất APOvina, độ dày tiêu chuẩn sẽ khác nhau giữa sơn lót và phủ, giữa các hệ dầu Alkyd và Epoxy với nhau. Tổng hợp một số thống số kỹ thuật sau đây:

  • Sơn lót Alkyd: 50 micromet + Sơn phủ Alkyd: 40 micromet
  • Sơn lót Epoxy: 60 micromet + sơn phủ Epoxy: 50 micromet

Với độ dày lý tưởng này, sẽ khiến cho màng sơn căn bóng láng, bám dính chặt, màu sắc tươi sáng, bền màu và tiết kiệm cao.

Làm sao để đạt độ dày tiêu chuẩn tốt nhất.

Phụ thuộc rất nhiều vào người thi công, trong đó có thể sử dụng dụng cụ thi công:

+ Cọ lăn, con lăn: Chọn loại không tạo bọt khí, lăn hai lượt, pha loãng tối đa 10% dung môi theo thể tích.

+ Súng phun:

Với độ dày dưới 50 micromet: Dùng béc phun mã 315, 515 và trên 50 micron mét dùng béc phun 319, 519 (Chỉ áp dung với béc phun Graco)

  • Trong lúc phun, người thi công nên lướt đi qua đi lại 2 lần. Với tốc độ 30 – 60 cm/s
  • Khoảng cách từ béc phun đến vật phun là 40 cm
  • Súng phun và vật phun tạo vuông gốc 90 độ

Độ dày màng sơn chống rỉ sắt thép bao nhiêu hợp lý? đã được giải đáp ở phần trên. Quá trình thực hiện tuy hơi khó khăn nhưng khi đã quen rồi thì rất dễ dàng. Hãy cố gắng thực hiện lại nhiều lần. Nếu bạn cần thông tin về các loại sơn, đặc tính kỹ thuật của từng loại sơn, giá thành của các loại sơn công nghiệp thì hãy liên hệ với APOvina để được tư vấn. Đội ngũ kỹ thuật với nhiều năm kinh nghiệm sẽ cho bạn nhưng thông tin bổ ích, chọn cho bạn loại dung môi phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như những kiến thức về các dòng sơn công nghiệp trên thị trường.

 

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print