TỔNG QUAN VỀ SƠN TĨNH ĐIỆN

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print

Thị trường sơn hiện nay ngoài sơn nước, sơn dung môi là hai loại sơn phổ biến nhất vì sự đa dạng tính đa dụng, giá thành rẻ dễ dàng sản xuất cũng như thi công mà hiệu quả mang lại khi sử dụng rất là tốt. Ngoài hai loại sơn kể trên thì còn có một loại sơn khác mặc dù tính năng rất tốt nhưng chưa được phổ biến vì giá thành cao hơn các loại sơn thông thường đó là sơn tĩnh điện. Vậy loại sơn tĩnh điện này là gì? Có những đặc điểm gì nổi trội so với các dòng sơn thường? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của APOvina để hiểu thêm về loại sơn này nhé.

Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là lớp phủ dưới dạng bột khô được gia nhiệt, hay còn gọi là nhựa nhiệt dẻo. Nó xuất hiện từ năm 1950 và được phát minh bởi TS.Erwin Gemmer sau khi trải qua nhiều nghiên cứu.  Trái ngược với các loại sơn thông thường là dùng nước hoặc dung môi, thì sơn tĩnh điện sử dụng phương pháp tích điện cho bột sơn nhằm tạo nên liên kết bền vững với các chi tiết cần phủ. Theo nguyên lý dòng điện mang điện tích dương (+) sẽ luôn gắn chặt với điện tích âm (-). Chính vì vậy mà sơn tĩnh điện mang lại chất lượng luôn đồng đều và gắn chặt với bề mặt.

Sơn tĩnh điện thường được sử dụng để tạo lớp sơn hoàn thiện cứng và đặc biệt nó cứng hơn so với các sơn thông thường. Nên nó thường được sử dụng để phủ kim loại, chẳng hạn như thiết bị gia dụng, nhôm định hình, trong các bộ phận của ô tô, xe máy và xe đạp..

Thành phần của sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện là dạng hỗn hợp bột được sản xuất từ bột sơn bao gồm các nguyên liệu: Hợp chất polymer hữu cơ (Organic Polymer), chất khâu mạch, chất phần tán, bột màu và các chất phụ gia khác. Sau đó tất cả sẽ trộn lại với nhau và được làm nóng chảy tạo để thành hỗn hợp đồng nhất, sau đó được làm nguội và nghiền thành dạng bột mịn, được gọi là bột sơn tĩnh điện.

Hiện nay trên thị trường có 04 loại bột sơn tĩnh điện phổ biến là: bóng (Gloss), mờ (Matt), cát (Texture) và nhăn (Wrinkle) chúng có sử dụng trong nhà và ngoài trời.

Cách phân loại sơn tĩnh điện

Phân loại theo tính chất gồm 2 loại:

Sơn tĩnh điện khô: sử dụng bột tĩnh điện để làm sơn cho sắt, thép, inox

Sơn tĩnh điện ướt: Sử dụng dung môi để làm sơn cho gỗ, nhựa, kim loại….

Phân loại theo chức năng gồm 5 loại:

  • Bột Sơn Polyeste:đây là loại sơn phổ biến nhất, có ưu điểm là độ bền cao, chịu được ánh năng mặt trời.
  • Bột Sơn Epoxy:thường sử dụng để chống va đập, bám dính, xói mòn
  • Bột Sơn Acrylic:Thường được sử dụng chủ yếu trong lớp sơn trong, tạo ra độ mịn màng cho bề mặt và có tác dụng kháng lại hóa chất tốt
  • Bột Sơn Fluoropolymer:thường được dụng cho sơn ngoài trời
  • Bột Sơn hybrid (Epoxy-Polyester):có chi phí thấp, sử dụng trên nhiều bề mặt vật liệu.

 Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện hoạt động dựa vào nguyên lý là tạo ra lớp phủ trên bề mặt vật liệu bằng cách sử dụng súng phun sơn. Phun lớp phủ đã được tích điện lên bề mặt vật liệu rồi đem đi nung nóng. Lúc này, bột sơn sẽ chảy ra và bám vào lớp bề mặt vật liệu tạo nên một liên kết bền vững.

Thiết bị được sử dụng trong công nghệ sơn tĩnh điện gồm có súng phun sơn và hệ thống dây chuyền tự động. Ngoài ra, để đảm bảo được nguyên lý và quy trình sơn tĩnh điện, thì doanh nghiệp còn cần phải đầu tư thêm buồng phun sơn, thu hồi sơn, buồng hấp, buồng sấy, máy nén khí, máy tách ẩm và bồn hóa chất để xử lý bề mặt vật liệu trước khi sơn.

Đặc tính nổi bật chỉ có ở sơn tĩnh điện:

  • Sơn tĩnh điện có dạng bột vì vậy tạo nên độ phủ dày hơn, cứng hơn trên bề mặt vật liệu.
  • Dạng bột chính là điểm nổi bật của loại sơn này vì có thể kết hợp và pha trộn nhiều màu sắc với nhau tạo nên những lớp màu sơn độc lạ mà sơn thường khó thực hiện được.
  • Quy trình sơn được thực hiện bằng súng phun hoặc súng phun sơn tự động.
  • Lượng sơn dư có thể tái sử dụng nhiều lần vừa hạn chế phát thải ra môi trường vừa tiết kiệm chi phí.
  • Bề mặt sơn sau khi thi công có tính thẩm mỹ cao và có độ bám bền, đồng đều, mịn màng đẹp mắt.

 

 

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print