Sơn Pu tự san phẳng GIÁ RẺ, CHẤT LƯỢNG, UY TÍN

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print

Sơn Pu tự san phẳng là dòng sơn có nguyên lý cân bằng đặc biệt, giúp bề mặt che được các khuyết điểm cực kỳ tốt. Đây cũng chính là dòng sơn có tính ứng dụng cao trong hoàn thiện mặt sàn bê tông các khu vực có diện tích lớn, bị tác động vật lý mạnh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra thì dòng sơn này có những ưu nhược điểm và quy trình thực hiện như thế nào? Hãy cùng APOVINA theo dõi những thông tin sau đâu để tìm được câu trả lời chính xác nhất.

Thế nào là sơn PU tự san phẳng?

Sơn Pu tự san phẳng hay là sơn Polyurethane là dòng sơn có chứa thành phần chính là nhựa Polyurethane. Dòng sơn này thường được sử dụng cho mặt sàn bê tông tại các nhà xưởng, nhà kho trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, dược phẩm, y tế. 

Đặc điểm nổi bật của dòng sơn Pu tự san phẳng đó chính là cơ chế hoạt động tự cân bằng bề mặt. Chính vì vậy mà mặt sàn có độ bóng mịn đồng đều, che lấp được các khuyết điểm trên mặt sàn bê tông. Để giúp lớp sơn đạt hiệu quả tốt nhất thì bạn cần đảm bảo độ dày là từ 3 – 9mm. Hiện nay sẽ có 2 dòng sản phẩm chính thuộc hệ này là: 

  • Dòng MP (hay MD) có bề mặt láng mịn, thiên về tính thẩm mỹ tiêu chuẩn phải đạt độ dày từ 3 – 6mm.
  • Dòng PU MF (hay HF) có độ dày thi công từ 6 – 9mm và có khả năng về tính chống trơn trượt.
sơn pu tự san phẳng
Sơn PU tự san phẳng là dòng thường được sơn cho nền bê tông nhà xưởng, khu công nghiệp

Ưu điểm của sơn PU tự san phẳng là gì?

Sơn Pu tự san phẳng luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho mặt sàn trong môi trường chế biến, công nghiệp khắc nghiệt. Bởi những đặc tính mà dòng sơn này mang lại được đánh giá rất cao, cụ thể như sau:

  • Tạo lớp bảo vệ cho nền bê tông trước tác động của hóa chất: Vì sơn Pu có độ bóng cao, kháng nước, kháng khuẩn nên giúp cho bề mặt luôn sạch sẽ, không bị ảnh hưởng với dầu mỡ, các hóa chất cực mạnh hay dung môi hữu cơ.
  • Khả năng chịu lực và chống mài mòn cực cao: Dòng sơn Pu tự san phẳng có sức chịu tải nặng cũng như chống va đập, các tác động từ việc di chuyển.
  • Bề mặt sàn sau khi sơn chống sốc nhiệt tốt: Sơn pu có thể chịu được nhiệt từ -40 độ C đến 150 độ C. 
  • Dễ dàng vệ sinh: Sơn có khả năng chống nấm mốc, cộng thêm khả năng chống trơn trượt nên bạn có thể sử dụng nước ở nhiệt độ cao làm sạch trực tiếp.
  • Sơn có khả năng khô nhanh, không có mùi sau khi hoàn thiện: Lớp sơn khô chỉ sau 8 giờ đồng hồ và không có mùi, không độc hại, không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
  • Sơn có tính thẩm mỹ cao: Bề mặt sàn sau khi sơn có độ bóng đẹp, đa dạng màu sắc giúp bạn dễ dàng tìm kiếm được màu sơn phù hợp với công trình.
sơn pu tự san phẳng
Ưu điểm của dòng này là dễ dàng vệ sinh, có độ bền cao

Quy trình thi công sơn PU tự san phẳng hiện nay

Từ những ưu điểm kể trên thì bạn cũng đã hiểu hơn vì sao sơn Pu tự san phẳng lại được đánh giá là dòng sơn cao cấp và được ứng dụng trong các môi trường đặc thù. Tuy nhiên, dòng sơn này cũng đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật tốt và thực hiện theo đúng quy trình. Dưới đây APOVINA xin cung cấp quy trình sơn chuẩn cho dòng sơn Pu tự san phẳng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị vật dụng sơn

Các dụng cụ cần sử dụng để sơn sẽ phụ thuộc nhiều vào diện tích, tình trạng mặt sàn bê tông thi công. Nhìn chung bạn sẽ cần có:

  • Máy mài sàn bê tông.
  • Máy hút bụi.
  • Bàn bả răng cưa.
  • Rulo gai, rulo chuyên dụng cho sơn Pu tự san phẳng.
  • Đồ bảo hộ, trang thiết bị cho người sơn như: giày đinh, quần áo, mũ,…

sơn pu tự san phẳng

Bước 2: Xử lý bề mặt sàn trước khi sơn

Trước khi tiến hành vào sơn chính là đi đánh giá hiện trạng bề mặt sàn bê tông đang ở mức độ nào. Bạn cần xác định được độ ẩm, độ mịn, MAC bê tông, tình trạng mặt sàn ở mức độ nào. Từ đó, xử lý các vấn đề đang gặp phải, đảm bảo mặt sàn có độ phẳng, mịn, sạch sẽ không còn bụi bẩn.

Tùy thuộc vào mức độ và các vấn đề của nền bê tông mà sẽ có các loại máy móc cần sử dụng. Tuy nhiên, thông thường cách xử lý nền bê tông chuyên nghiệp sẽ cần dùng máy hút bụi, máy mài sàn công nghiệp để đánh nhám, tạo chân bám sơn. 

Sau đó bạn sẽ dùng sủi sơn để loại bỏ các vết keo, vữa thừa còn trên bề mặt. Tiếp tục dùng máy hút bụi để làm sạch bề mặt khỏi các bụi bẩn. Trong trường hợp mặt sàn có dính dầu mỡ thì cần sử dụng chất tẩy rửa để làm sạch hoàn toàn. 

sơn pu tự san phẳng
Xử lý bề mặt là bước quan trọng trước khi tiến hành sơn

Bước 3: Thi công sơn lớp sơn lót

Sau khi đã xử lý ổn mặt sàn bê tông bạn sẽ đợi cho mặt sàn khô và tiến hành sơn lớp lót đầu tiên. Lớp lót đóng rắn này sẽ có tác dụng bảo vệ mặt sàn trước áp lực, các hoạt động liên tục, sự ma sát, mài mòn. Đồng thời làm tăng độ liên kết cho mặt sàn và lớp sơn pu phía sau.

Bước 4: Thi công lớp sơn pu tự san phẳng

Lớp sơn lót sẽ mất khoảng 4 – 8 tiếng đồng hồ để khô hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thêm một số công năng khác cho mặt sàn như chống cháy, chống thấm, chống ăn mòn axit,… thì có thể sơn thêm một lớp epoxy. Sau bước này bạn có thể trực tiếp hoàn thiện bề mặt bằng 2 lớp sơn Pu. 

sơn pu tự san phẳng

Như vậy, sơn Pu tự san phẳng là dòng sơn cao cấp giúp cho bề mặt bê tông đạt độ hoàn thiện cao về mặt thẩm mỹ cũng như nhiều công dụng khác. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và mua dòng sơn này cho mặt sàn công nghiệp, hãy liên hệ cho APOVINA để nhận tư vấn chi tiết hơn. 

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print
LIÊN HỆ NGAY