Bạn có từng tìm hiểu về sản phẩm sơn gốc nước cho gỗ chưa? Bạn đã thực sự hiểu những đặc tính riêng biệt cùng các công dụng vượt trội mà dòng sơn này đem lại? Trong những năm gần gây, việc sản xuất sơn gốc nước đang được cải thiện rất nhiều nhờ các quy định mới mà hãng sản xuất phải tuân theo. Cùng APOVINA tìm hiểu rõ hơn về loại sản phẩm này thông qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé.
Sơn gỗ gốc nước là gì?
Sơn gốc nước cho gỗ là loại sơn gốc nước được cấu tạo từ các các thành phần như dung môi, màu, nhựa, màu và chất phụ gia. Đây là dòng sản phẩm mà nước được coi là chất dung môi chính. Bên cạnh đó, hàm lượng chất hữu cơ có chứa trong dung môi của loại sơn này cũng chiếm tỉ lệ rất thấp. Ngoài ra nó còn chứa nhựa Polysiloxane để tạo thành lớp màng liên kết với nhau và bám lên bề mặt của gỗ tốt hơn.
Công dụng của sơn nước cho gỗ
Có thể bạn chưa biết, sản phẩm sơn gốc nước cho gỗ cũng có chất lượng không thua kém gì so với các dòng sơn nước dành cho bề mặt tường khác. Sơn nước cho gỗ có khả năng mang lại nhiều hiệu quả ưu việt và chất lượng vượt trội cho nhiều công trình.
Thành phần của sơn gốc nước không gây hại đến sức khỏe của người dùng và rất thân thiện với môi trường. Đây quả thực là một điểm cộng lớn mà không phải dòng sơn nào cũng có được. Bên cạnh đó, khi dùng sơn gốc nước, bề mặt gỗ sẽ được nâng cao khả năng chống thấm nước, độ bền cao và hiệu quả thẩm mỹ rất tốt. Lớp sơn sau khi hoàn thiện sẽ trông rất mịn, bóng và đảm bảo màu sắc chuẩn.
Các sản phẩm sơn gỗ gốc nước
Các sản phẩm sơn gốc nước cho gỗ hiện nay thường sử dụng 3 loại polymer tổng hợp. Và cũng nhờ vào thành phần này mà người ta chia những sản phẩm sơn gốc nước thành 3 hệ sơn là:
- Hệ sơn nhũ tương (water-emulsion): các polymer sẽ phấn tán hoặc ở dạng nhũ tương trong nước. Sau khi hơi nước được bốc lên hết thì các hạt này sẽ khít lại với nhau để tạo nên màng sơn hoàn thiện. Bên cạnh đó, đặc tính của hệ nhũ tương này cũng không ảnh hưởng gì đến độ nhớt của sơn đâu nhé.
- Hệ sơn tan trong nước (water-soluble): các polymer trong sơn phân tán theo hệ keo hoặc là tan trong nước. Sau khi nước bốc hơi hết thì chúng sẽ liên kết lại với nhau tạo thành một màng sơn chắc chắn.
- Hệ khử được bằng nước (water-reducible): các polymer sẽ được đồng trùng hợp thông qua những phản ứng trùng hợp. Cồn hoặc este là 2 loại dung môi thích hợp nhất cho hệ sơn này. Hệ sơn khử được bằng nước tạo được độ bóng cao hơn, phân tán màu thấm ướt màu cũng tốt hơn nên được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp.
Đặc điểm của sơn nước cho gỗ
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn gốc nước cho gỗ được bày bán. Trong đó, phổ biến nhất là sơn Dulux, sơn Jotun, sơn Lotus, sơn Epoxy,… Nhìn chung, những dòng sơn này đều rất đa dạng về màu sắc và chủng loại. Vì thế, bạn có thể thoải mái lựa chọn được tone màu ưa thích cho sản phẩm gỗ của mình.
Sơn nước có đặc tính dai, dẻo, khả năng chống ăn mòn hiệu quả và có độ co thấp trong suốt quá trình lưu hóa. Ngoài ra, nó còn chịu được sự mài mòn kể cả khi ở trong môi trường nước ngọt hay nước mặn. Đồng thời, khả năng chịu được các va đập cơ học cũng được nhiều khách hàng đánh giá cao.
Ưu điểm của sơn gỗ hệ nước
Có thể chỉ ra một vài ưu điểm vượt trội của dòng sản phẩm sơn gốc nước cho gỗ như sau:
- Sự đa dạng về chủng loại để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
- Có bảng màu đa dạng, lên màu chuẩn và sơn khá bền màu.
- Độ dày của màng sơn khá mỏng nên có thể giúp giảm được khối lượng tổng thể.
- Chống được tác động của các hóa chất nhẹ như cồn, muối, hoặc nước,…
- Giảm mùi khó chịu, cải thiện môi trường làm việc tốt hơn và giảm nguy cơ gây cháy nổ, giảm được chi phí bảo hiểm cơ bản.
- Giá thành phù hợp với túi tiền tương ứng với từng loại sản phẩm.
Cách thi công sơn gốc nước cho gỗ
Để tiến hành thi công sơn gốc nước cho gỗ đúng quy trình và đạt hiệu quả cao, bạn có thể tham khảo 4 bước thi công chuẩn mà APOVINA đề cập dưới đây:
- Bước 1: Dùng chổi hoặc khăn lau để làm sạch bề mặt gỗ cần sơn. Lưu ý không được dùng đồ vật cứng, nhọn vì sẽ rất dễ làm xước các vân gỗ.
- Bước 2: Dùng chổi quét sơn để sơn lớp lót trước khi thi công lớp sơn phủ. Đừng quên pha trộn sơn theo đúng tỷ lệ mà nhà sản xuất đã quy định và phải dùng ngay sau khi pha để tránh trường hợp chết sơn do để quá lâu nhé. Sơn khi đã chết sẽ không dùng được nữa và bạn phải mất một khoản phí để mua lại đấy.
- Bước 3: Dùng chổi sơn để hoàn thiện các lớp sơn cuối cùng. Bạn cần thực hiện việc sơn phủ khoảng 2 lần để tạo được độ bóng nhất định và đảm bảo tính bền, đẹp cho bề mặt gỗ. Hãy chờ lớp sơn trước khô rồi mới tiến hành sơn các lớp khác lên nhé.
- Bước 4: Kiểm tra lại lớp sơn cuối cùng và nghiệm thu kết quả. Một lớp sơn được đánh giá là hoàn thiện đạt chuẩn khi màu sơn lên đều, đẹp, có được độ bóng nhất định và không bị rỗ.
Trên đây là toàn bộ các kiến thức cơ bản về dòng sơn gốc nước cho gỗ mà APOVINA muốn gửi đến bạn. Hy vọng chúng sẽ giúp ích phần nào trong việc giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng về sản phẩm này. Nếu quý khách còn bất cứ vấn đề nào, hãy liên hệ với apovina.vn để được hỗ trợ nhé!