Hiểu rõ về sơn chịu nhiệt là gì, cũng như các ưu nhược điểm sẽ giúp bạn biết được dòng sơn này nên sử dụng cho vật liệu nào, với mục đích gì. Với khả năng bảo vệ vật liệu tránh khỏi những tác động của nhiệt độ, tăng độ bền, dòng sơn này thường ứng dụng trong một số ngành đặc thù. Để giúp bạn hiểu rõ về về sơn chịu nhiệt, bài viết dưới đây Apovina sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin quan trọng nhất, mời bạn tham khảo.
Sơn chịu nhiệt là gì?
Nói một cách đơn giản nhất về sơn chịu nhiệt thì đây là loại sơn có khả năng chống chọi với nhiệt độ cao lên đến 1200 độ C. Loại sơn này thường được sử dụng trong những thiết bị trong môi trường nhiệt độ cao như lò sưởi, động cơ máy phát điện, bô xe máy, lò đồ, lò nung, kiềng bếp ga,…
Về bản chất của sơn chịu nhiệt là gì, thì đây là dòng sơn có gốc Silicone, pha trộn thêm các thành phần khác là: bột màu, bột độn, chất tạo màng, dung môi và phụ gia. Vật liệu sẽ được phủ một lớp sơn lên trên toàn bộ bề mặt giúp sản phẩm đó chống lại được tác động của nhiệt độ và những ảnh hưởng từ bên ngoài môi trường.
Có những loại sơn chịu nhiệt nào?
Đối với dòng sơn chịu nhiệt, người ta sẽ phân chia các loại dựa trên cấp độ hay đặc tính nhiệt độ. Phổ biến nhất trên thị trường hiện nay gồm có những loại như sau:
- Sơn chịu nhiệt 200 độ C: Là loại sơn có khả năng chịu được mức nhiệt tối đa 200 độ C, phù hợp với những sản phẩm như nồi hơi, bếp lò, ống bê xe, động cơ tàu, dây chuyền hấp, máy làm thoáng khí.
- Sơn chịu nhiệt 300 độ C: Dòng sơn có khả năng giữ được độ bền, độ bám dính, màu sắc trong phạm vi nhiệt độ 300 độ C. Với mức nhiệt này phù hợp với các vật liệu trong buồng đốt sấy, dây chuyền sấy nóng, hệ thống ống khí thải công nghiệp, bếp đun, ống xả nhiệt,…
- Sơn chịu nhiệt 600 độ C: Dòng sơn có khả năng chịu được mức nhiệt lên đến 600 độ C tương đương 1112 độ F. Loại sơn chịu nhiệt này thường được ứng dụng để phủ trên bề mặt các đường ống xả, ống khói, lò sưởi, nồi hơi.
- Sơn chịu nhiệt 800 độ C: Mức nhiệt có thể chống chọi được của dòng sơn này lên đến 800 độ C, được dùng nhiều trong các đường khí thải công nghiệp, các đường dẫn nóng.
- Sơn chịu nhiệt 900 độ C: Loại sơn cho bề mặt vật liệu kim loại trong môi trường nhiệt độ cao nhất là 900 độ C, ví dụ như ống xả xe, lò nung, tủ sấy,…
- Sơn chịu nhiệt 1000 độ C – 1200 độ C: Đây là dòng sơn chịu được mức nhiệt cao nhất trên thị trường hiện nay, có độ bám dính cực tốt sử dụng trong môi trường khắc nghiệt.
Ưu và nhược điểm của sơn chịu nhiệt
Đối với mỗi một loại sơn đều sở hữu những ưu nhược điểm, giúp phù hợp với một mục đích cụ thể. Bạn cần nắm được đặc điểm một cách chi tiết để việc lựa chọn sơn đáp ứng những tiêu chí mà vật liệu cần. Đối với dòng sơn chịu nhiệt thì ngoài khả năng chịu được mức nhiệt cao thì vẫn có những đặc tính khác, cụ thể như sau:
Ưu điểm
Sơn chịu nhiệt là một dòng sơn dễ dàng sử dụng, có thể sử dụng trực tiếp hoặc sau khi pha trộn theo hướng dẫn của nhà sản phẩm. Lớp sơn có độ bám dính cao, màu sơn cứng, thời gian khô tương đối nhanh nên giúp quá trình thi công diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhờ những đặc tính của thành phần đã giúp cho sản phẩm sau khi sơn có những ưu điểm nổi bật như sau:
- Bảo vệ cho bề mặt kim loại khỏi tác động của nhiệt độ cao: Lớp sơn bên ngoài bao phủ toàn bộ vật liệu giúp tăng khả năng chịu nhiệt từ 200 – 1200 độ C.
- Tăng khả năng chống lại các ảnh hưởng từ bên ngoài môi trường: Nhờ thành phần chính gồm có nhựa Silicon, chất tạo màng,.. có khả năng cách điện, chống mài mòn, không bị vàng hóa, han gỉ theo thời gian.
- Tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm: Vì sơn được pha trộn thêm bột màu, cùng một số chất phụ gia do đó sau khi lớp sơn khô sẽ cho ra màu sắc bắt mắt theo ý muốn, có độ bóng cao. Từ đó, không chỉ giúp sản phẩm tăng độ bền vào có có tỉnh thẩm mỹ, hạn chế xây xước đến phần phôi vật liệu.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, thì dòng sơn chịu nhiệt này vẫn tồn tại một số vấn đề, có thể không phù hợp với tiêu chí cản bạn. Trong đó dòng sơn này hạn chế về màu sắc nên bạn cần tham khảo bảng màu trước để phù hợp với vị trí trước khi sơn.
Ngoài ra, để sơn phát huy được những công dụng trên được tốt nhất, bạn cần xử lý bề mặt vật liệu cẩn thận, đảm bảo sạch sẽ. Không để các vết bẩn, dầu mỡ hay các vết han gỉ cũ. Đồng thời, cần một lớp sơn lót có khả năng chống gỉ sét để tăng độ bền cho vật liệu được lâu dài hơn.
Những lưu ý trong quá trình sử dụng sơn chịu nhiệt
Thực tế, khi hiểu rõ về dòng sơn chịu nhiệt là gì bạn sẽ thấy tính ứng dụng của loại sơn này là rất cao, từ các vật dụng hàng ngày đến các thiết bị trong ngành công nghiệp chế tác, luyện kim,… Thế nhưng, để đảm bảo sơn phát huy được khả năng tốt nhất thì trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Thực hiện xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn: Cần loại bỏ các vết gỉ sét, vết bẩn và làm khô bề mặt sản phẩm trước khi tiến hành sơn.
- Chú ý đến điều kiện môi trường vào thời điểm sơn: Để sơn nhanh khô, không bị mốc thì bạn nên tránh sơn sơn vào những ngày mưa bẩn, ngày có độ ẩm cao.
- Sơn đúng cách: Khi sơn bạn cần đọc kỹ hướng dẫn từ nhà sản xuất, pha trộn sơn đúng tỷ lệ được khuyến cáo. Đặc biệt phải đảm bảo lớp sơn trước khô hoàn toàn trước khi tiến hành đến các lớp sơn phía sau.
- Trong quá trình sơn: Khi sơn, bạn cần đảm bảo chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, tránh để bề mặt sơn tiếp xúc với NaOH để tránh làm hư hại lớp màng sơn. Trong thời gian sợi sơn khô, cần lựa chọn vị trí thuận lợi, tránh nơi có nhiều bụi bẩn, nhiều người qua lại.
- Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ khi sơn: Bạn cần tránh để sơn tiếp xúc trực tiếp với da, nên đeo găng tay và khẩu trang, mũ bảo hộ khi sơn.
Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều thương hiệu có sản xuất sơn chịu nhiệt. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chất lượng, của những thương hiệu uy tín để thu được hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể tham khảo các dòng sơn chịu nhiệt tại Apovina sẽ được yên tâm nhận được sản phẩm chính hãng với giá cực tốt.
Trên đây là một số thông tin giải đáp sơn chịu nhiệt là gì cùng các vấn đề liên quan. Dòng sơn này chính là giải pháp khi bạn cần tăng độ bền cho vật liệu kim loại trong môi trường nhiệt độ cao, giúp vật liệu bền, đẹp, sử dụng được lâu dài hơn. Bạn hãy liên hệ ngay cho Apovina khi cần tìm mua sơn chịu nhiệt chính hãng.