CÔNG NGHỆ XANH – XU HƯỚNG CỦA TƯƠNG LAI

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print

Công nghệ xanh là gì? Tại sao chúng ta cần phải quan tâm hơn đến các vấn đề môi trường?

Bạn biết đấy, sự phát triển của xã hội kéo theo nhiều vấn đề liên quan đến môi trường như ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước; cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; hiệu ứng nhà kính; v.v.

Một vài số liệu đáng chú ý về vấn đề ô nhiễm môi trường tại nước ta hiện nay như: trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống nước xử lý nước thải; chỉ có khoảng 60 – 70% rác thải rắn tại các đô thị được thu gom; cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải chưa đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường; v.v.

Không chỉ tại Việt Nam, đây còn là vấn đề đáng báo động trên toàn cầu và cần có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Điều này cho thấy sự cần thiết của việc ứng dụng của công nghệ xanh trong các lĩnh vực này nhằm bảo vệ và hạn chế những tác động tiêu cực mà con người gây ra cho môi trường.

Trong bài viết dưới đây, APOvina sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết về khái niệm công nghệ xanh, vai trò cũng như ứng dụng thực tế của công nghệ xanh trong cuộc sống.

Công nghệ xanh là gì?

Công nghệ xanh là việc ứng dụng khoa học học công nghệ vào mục đích bảo vệ môi trường nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động của con người đến môi trường sống.

Được áp dụng từ những năm 90 của thế kỷ XX, công nghệ xanh đã mang lại nhiều thay đổi tích cực trong môi trường sống, cũng như xây dựng lối sống xanh cho con người.

Công nghệ xanh sử dụng vật liệu tự nhiên

Hiện nay, công nghệ xanh được áp dụng trong đa dạng lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng sạch, giao thông, v.v. Điều này không chỉ hiện thực mục tiêu về kinh tế mà còn đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ môi trường, không gây ra chất thải ô nhiễm.

Ứng dụng công nghệ xanh trong sản xuất và đời sống đang được khuyến khích và không ngừng được đẩy mạnh.

Vai trò của công nghệ xanh

Cùng tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời mà công nghệ xanh đem lại cho cuộc sống trong phần dưới đây.

Làm sạch nguồn nước

Làm sạch nước là một trong những vai trò đầu tiên của công nghệ xanh trong cuộc sống.

Tại Việt Nam, trung bình lượng nước sạch một người sử dụng thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn trung bình thế giới. Điều này đặt ra, bài toán làm sao có thể tạo ra nhiều nước sạch hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.

Theo đó, việc ứng dụng công nghệ xanh quá trình làm sạch nước được xem là một phương pháp hiệu quả.

Lọc không khí

Lượng khí thải CO2 tăng đều mỗi năm, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu.

Thực vật chỉ có thể hấp thụ một lượng nhất định khí CO2, bên cạnh đó tình trạng phá hủy rừng đang diễn ra khá nghiêm trọng. Từ đó, các giải pháp sử dụng năng lượng xanh giúp giảm thiểu khí carbon và thanh lọc môi trường được áp dụng phổ biến.

Tái chế rác thải

Công nghệ xanh được áp dụng nhiều trong lĩnh vực tái chế rác thải thành các sản phẩm có ích trong cuộc sống, chẳng hạn như biến rác thải hữu cơ thành phân bón cho cây trồng, tái chế vỏ tôm thành vải may quần áo, v.v

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Việc sử dụng các nguồn nhiên liệu xanh không chỉ giúp làm giảm thiểu các yếu tố gây ô nhiễm môi trường mà còn giúp bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên được hợp lý hơn.

Khôi phục đa dạng sinh thái

Sự biến mất của nhiều loài động thực vật là hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta trong việc bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh thái. Công nghệ xanh được coi là một giải pháp hiệu quả giúp chúng ta thực hiện điều này.

Ứng dụng của công nghệ xanh trong cuộc sống

Như Glints đã chia sẻ trong phần trên, green technology đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Cùng tìm chi tiết trong phần dưới đây nhé.

  • Lĩnh vực sản xuất phương tiện giao thông: Các dòng phương tiện giao thông sử dụng năng lượng điện thay thế cho xăng dầu đang được thế giới hết sức ưa chuộng sử dụng.
  • Lĩnh vực sản xuất năng lượng sạch: Các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, năng lượng mặt trời ngày càng được sử dụng phổ biến, đóng góp không nhỏ vào quá trình giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Lĩnh vực xây dựng: Nhiều loại vật liệu xây dựng bền vững và thân thiện với môi trường đang được phát triển rộng rãi trên ứng dụng của công nghệ xanh.
  • Lĩnh vực nông nghiệp: Thay vì sử dụng các dòng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, v.v người nông dân đang dần áp dụng các công nghệ xanh vào quá trình sản xuất vừa đem lại năng suất cao, vừa đảm bảo an toàn đầu ra.
Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print
LIÊN HỆ NGAY