So Sánh Sơn Epoxy Và Sơn Pu – Bạn Nên Biết

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print

Sơn Epoxy và sơn Pu đều là các dòng sơn sàn nổi tiếng đang được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ sở hữu những thành phần, tính chất riêng, mang đến ưu điểm nổi bật mà theo đó phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau. Để giúp bạn tìm được dòng sơn phù hợp nhất, tại đây Apovina sẽ cùng bạn đi so sánh sơn Epoxy và sơn Pu trong bài viết hôm nay.

Tổng quan về sơn Epoxy

Sơn Epoxy được đánh giá là một trong những giải pháp tối ưu cho mặt sàn nhà xưởng trên thị trường hiện nay. Thành phần chính của loại sơn này sẽ sơn Epoxy và chất đóng rắn. Trước khi thi công, bạn sẽ cần trộn đều hai thành phần để tạo ra một lớp hoàn thiện, kháng dung môi. Sơn Epoxy có thể dùng cho sàn bê tông, giúp bảo vệ sàn khỏi các tác động mạnh, chống mài mòn và tăng độ bóng, tính thẩm mỹ cho mặt sàn. 

so sánh sơn epoxy và sơn pu
Sơn Epoxy có độ bám, kết dính cao trên hầu hết các bề mặt bê tông, kim loại, gỗ….

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sơn Epoxy khác nhau giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm được loại phù hợp. Trong đó phổ biến nhất kể đến như các loại sơn epoxy: gốc dầu, gốc nước, chống tĩnh điện, chống axit, tự san phẳng,… Tùy vào từng loại sơn mà sẽ mang đến những ưu điểm nổi trội riêng tương ứng, tuy nhiên đánh giá chung thì có những lợi ích sau:

  • Đem lại tính thẩm mỹ cao cho sàn nhà xưởng.
  • Tăng khả năng bảo vệ cho nền bê tông, hạn chế tình trạng sinh bụi trong quá trình sản xuất.
  • Tăng khả năng chịu lực, chống tĩnh điện, chống mài mòn, chống hóa chất,…
  • Tạo ra một bề mặt bóng mịn, liền mạch, dễ dàng vệ sinh, không thấm nước, không thấm dầu.

Tổng quan về sơn PU

Sơn Pu – Polyurethane là loại sơn có tính ứng dụng rất cao, xuất hiện nhiều trong đời sống hàng ngày như trang trí đồ dùng nội thất, sơn sàn nhà, phòng thí nghiệm,… Sơn Pu tồn tại ở hai dạng là dạng bọt và dạng cứng, sau khi sơn sẽ tạo ra một lớp bảo vệ, đánh bóng cho bề mặt sản phẩm. 

Khi nhắc đến sơn Pu, thì phải nói đến những chức năng ưu việt như khả năng chống hóa chất, tia cực tím, bền trong môi trường khắc nghiệt. Ngoài ra, sơn Pu còn có khả năng chịu nhiệt, kháng khuẩn, chịu nước bề mặt tốt hơn so với những dòng sơn thông thường. 

so sánh sơn epoxy và sơn pu
Sơn PU chính là loại sơn dùng để bảo vệ và đánh bóng

Xét trên khía cạnh thi công, sử dụng của sơn Pu cũng không có nhiều khác biệt so với những dòng sơn khác. Do đó, đây vẫn luôn là một loại sơn được nhiều khách hàng lựa chọn từ đời sống hàng ngày đến những môi trường đặc thù như phòng thí nghiệm, sàn nhà thi đấu thể thao, tường ngoài trời,…

So sánh thành phần sơn Epoxy và sơn Pu

Sơn Epoxy Sơn Pu
Chất kết dính Đây là thành phần tạo ra độ kết dính giữa các thành phần với nhau, đồng thời tạo ra màng bám dính giúp cho sơn lên trên bề mặt vật liệu. Tùy thuộc vào loại sơn, mục đích sử dụng mà nhà sản xuất sẽ sử dụng các chất kết dính khác nhau –  Đối với sơn Pu 1 thành phần sẽ sử dụng chất kết dính là polyol (hoặc polyisocyanate) đã được biến đổi với các nhóm isocyanate chưa kích hoạt.

– Đối với sơn Pu 2 thành phần thì chất kết dính sẽ là polyester polyol hoặc polyol.

Bột độn Các loại bột độn được dùng cho sơn Epoxy gồm: cao lanh, canxi cacbonat, titan oxit, cao lanh,… Thành phần này được dùng để tạo độ cứng, tăng độ bóng cho sơn. Bột độn tăng cường tính chất của bột phủ, giúp kiểm soát thời gian khô. Không có
Chất đóng rắn Không có Sơn Pu sẽ sử dụng các chất đóng rắn với nhiều thành phần khác nhau như MDI, polyisocyanate,…
Chất tạo màu Chất tạo màu được dùng là loại bột màu trong sơn thường bao gồm màu tự nhiên và màu tổng hợp. Bột màu có tác dụng tăng độ che phủ, tăng độ bền và tính thẩm mỹ. Bột màu trong sơn Pu có tiêu chuẩn khắt khe hở các hệ sơn màu khác khi phải đảm bảo hàm lượng ẩm thấp, không chứa các thành phần có thể phản ứng với các chất trong nhóm isocyanate. 

Thành phần trong một màu che phủ gồm có: titan dioxide, carbon black, bari sunfat,… Màu độn gồm có: carbonate canxi, talc.

Dung môi Sơn Epoxy có loại không dung môi, gốc dung môi và gốc nước. Do vậy, tùy thuộc vào mỗi loại mà sẽ sử dụng các loại dung môi khác nhau. Trong đó:

  • Sơn Epoxy gốc dầu sẽ dùng dung môi là dầu.
  • Sơn Epoxy gốc nước sẽ dùng dung môi là nước.
  • Epoxy không dung môi (hay là sơn Epoxy tự phẳng) sẽ không chứa dung môi. 
Dung môi cho sơn Pu là các dung môi không có hoạt tính với isocyanate (không chứa nhóm hydroxyl hoạt động).
Phụ gia Các chất hóa học. Các chất hóa học.

So sánh tính chất sơn Epoxy và sơn Pu

Dựa trên những so sánh sơn Epoxy và sơn Pu về mặt thành phần ở trên, sẽ cho bạn cơ sở để biết những tính chất của hai dòng sơn này. Đối với mỗi loại đều mang đến những ưu thế riêng, phù hợp cho nhu cầu sử dụng khác nhau, chính vì vậy bạn hãy tham khảo ngay thông tin này để tìm ra dòng sơn cho mình.

Tính chất sơn Epoxy:

  • Chống thấm nước: Nhờ thành phần chính là thuộc gốc nhựa composite nên sơn Epoxy có đặc tính chống thấm rất tốt. Chính vì vậy mà đây là dòng sơn cho nền sàn nhà.
  • Chống trơn trượt: Sơn Epoxy có độ bóng cao nhưng lại có độ ma sát tốt nên không bám dính tốt, chống trơn trượt.
  • Chống mài mòn: Sơn Epoxy chống được nhiều loại hóa chất mạnh, cấu trúc sơn bền nên sẽ bền đẹp trong thời gian dài.
  • Các đặc tính khác: Khả năng chống hóa chất, kháng kiềm cực tốt, chịu được mức nhiệt ổn định lên đến 120 độ C. Ngoài ra, sơn còn tạo ra lớp bảo vệ, tránh những hư hại do va đập cơ học. Sơn còn có khả năng chịu tải rất tốt.
so sánh sơn epoxy và sơn pu
Sơn Epoxy chuyên sử dụng cho sàn gara xe

Tính chất sơn PU

  • Chống thấm nước đứng đầu thị trường: Vẫn là khả năng chống nước tốt, tuy nhiên sơn Pu đứng vị trí đầu ngành trong vấn đề này.
  • Chịu được thời tiết khắc nghiệt: Sơn Pu nổi tiếng nhờ khả năng chống hóa chất mạnh, chịu được tia UV, các tác động từ thời tiết khắc nghiệt.
  • Độ bám dính tốt: Sơn Pu có thành phần chất kết dính polyol giúp sơn bám được trên mọi bề mặt nằm dọc hoặc nằm ngang. So với sơn Epoxy thì đặc tính này sơn Pu tỏ ra tốt hơn.
  • Chống hóa chất: Sơn Pu có chứa thành phần là polyurethane tạo ra lớp phủ bền ngay cả khi tiếp xúc với môi trường kiềm, hóa chất. Chính vì vậy sơn Pu sẽ không bị ăn mòn hay xảy ra các phản ứng hóa học trong điều kiện bình thường, hóa chất nhẹ hay trong dung môi.
  • Chống sốc nhiệt: Nhờ có lớp sơn lót polyurethane nên sơn không bị ảnh hưởng bởi biên độ nhiệt. Có nghĩa là trong bất keer nhiệt độ nào, dù cao hay thấp, trong dây chuyền sản xuất thì lớp sơn vẫn sẽ duy trì hiệu suất của nó. Chính vì vậy mà sơn Pu có thể sử dụng trong môi trường lạnh và nóng như khi đông lạnh, phòng lạnh, lò sấy, nhà máy hơi nước,…
so sánh sơn epoxy và sơn pu
Sơn Pu nổi tiếng chống thấm nước đứng đầu thị trường sơn

So sánh cách sử dụng sơn Epoxy và sơn Pu

Sơn Epoxy được biết đến nhiều với ứng dụng trên nền nhà xưởng. Nó được sử dụng như một lớp sơn lót phủ trên bề mặt giúp tăng độ bám dính, bảo vệ mặt sàn nhà khỏi thấm nước, mài mòn, trơn trượt. Trong khi đó, sơn Pu lại được sử dụng là một lớp sơn bảo vệ ngoài trời, môi trường đặc thù tiếp xúc nhiều hóa chất hay có nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp.

Cụ thể, sơn Epoxy là dòng sơn lý tưởng cho bề mặt bê tông, có khả năng lấp đầy các vết nứt, cải thiện chất lượng bề mặt bê tông. Sơn Epoxy ứng dụng nhiều nhất cho sàn nhà công xưởng công nghiệp, công trình công cộng, các chuỗi nhà hàng, chế biến thực phẩm, showroom, nhà để xe,…

Sơn Pu lại không kết dính trực tiếp với bề mặt bê tông mà phụ với các các công trình ngoài trời,  các phòng thí nghiệm, phòng mổ, nhà kho lạnh, lò sấy,…

Về cách thi công thì cả hai dòng sơn này đều có những điểm chung giống nhau khi phải thao tác trộn các thành phần theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trước khi tiến hành sơn sẽ cần làm sạch bề mặt sàn thi công và đảm bảo điều kiện môi trường phù hợp để sơn mau khô.

Vậy nên lựa chọn sơn Pu hay Epoxy

Từ những so sánh sơn Epoxy và sơn Pu thì bạn cũng có thể thấy việc nên dùng loại sơn nào phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích của bạn. Trong những trường hợp một loại sơn lót, sơn phủ cho sàn bê tông, cần đảm bảo được tiêu chí bền, đẹp, giá cả phải chăng, chống trơn trượt tốt, đa dạng màu sắc thì bạn nên tham khảo sơn Epoxy. Nếu bạn tìm kiếm một dòng sơn cao cấp cả thể chịu được môi trường khắc nghiệt, hóa chất, chống thấm nước thì sơn Pu sẽ là lựa chọn cho bạn.

so sánh sơn epoxy và sơn pu
Tùy từng như cầu, thợ sẽ chọn loại sơn phù hợp

Yếu tố quyết định đến chất lượng công trình chính là tìm được loại sơn phù hợp và mua được sơn đảm bảo chính hãng, uy tín. Vậy nên bạn hãy tìm mua tại những đơn vị chuyên cung cấp sơn trên thị trường, có cam kết chính hãng để yên tâm về sản phẩm.

Trên đây là những so sánh sơn Epoxy và sơn Pu chi tiết nhất, hy vọng đã giúp bạn có góc nhìn chính xác về hai dòng sơn này. Để lựa chọn được loại sơn phù hợp cho công trình của mình, bạn hãy liên hệ ngay cho Apovina và nhận tư vấn miễn phí. 

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print
LIÊN HỆ NGAY