SƠN PHẢN QUANG VÀ ỨNG DỤNG CHO GIAO THÔNG VẬN TẢI

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print

Sơn phản quang ngày nay được sử dụng phổ biến trong các công trình về giao thông, tầng hầm, cầu cảng,… Mục đích sử dụng loại sơn này là để giảm thiểu các tai nạn giao thông ở đường bộ lẫn đường thủy. Vậy sơn phản quang là gì? Có thành phần, cấu tạo và ứng dụng như thế nào trong giao thông? Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau.

Sơn phản quang là gì?

Sơn phản quang là là dòng sơn dầu, chứa các hạt phản quang bắt ánh sáng chiếu vào tốt. Nhờ đó, khi vật được phủ lớp sơn này bị ánh sáng của đèn xe, ánh đèn điện thì chúng sẽ sáng lên, để người từ xa nhìn thấy dễ dàng quan sát hơn. Các bị phản quang phát huy tối đa khả năng trong môi trường về ban đêm.

Sơn có độ nhám cao, bền bỉ theo thời gian, tốc độ khô nhanh chóng. Bên cạnh đó, loại sơn này thích nghi tốt với những môi trường thời tiết khắc nghiệt, bất kể dù nắng hay mưa.

Thành phần và cấu tạo

Để sử dụng sơn phản quang tốt ta cần hiểu rõ cấu tạo của dòng sơn này, bao gồm các thành phần sau:

Chất tạo màng là sơn hai thành phần PU2K và bi phản quang, bột màu Titan Oxit và bột độn Bari Sunfat, Canxi Cacbonat cùng các chất phụ gia khác.

Ứng dụng của sơn phản quang trong giao thông

Sơn phản quang có ứng dụng rất cao trong ngành giao thông vận tải. Cụ thể được sử dụng trong các lĩnh vực sau:

Làm vạch kẻ đường

Sơn được sử dụng làm vạch qua đường cho người đi bộ, hay vạch kẻ phân chia làn đường. Bên cạnh đó còn có các kí hiệu rẽ trái, rẽ phải. Vào những lúc trời tối, ánh đèn pha từ các phương tiện chiếu lên, bi phản quang phát ra ánh sáng giúp người lái xe nắm được hướng dẫn chỉ đường hoặc các làn đường của mình. Những làn vạch này thường được sơn màu vàng hoặc màu trắng.

Dùng để vẽ các biển báo giao thông

Biển báo giao thông cũng được sơn từ loại sơn này. Mục đích để khi trời tối người điều khiển phương tiện có thể nhận biết được những khu vực nguy hiểm, cảnh báo chướng ngại vật phía trước hay đoạn đường đang có công trình thi công hay không?

Sử dụng sơn phản quang ở tầng hầm, bãi đỗ xe

Ở hai bên đường của lối xuống hoặc lên tầng hầm gửi xe, những chân trụ cột phân chia đều được sơn một lớp này. Điều này giúp người lái xe khi di chuyển, lấy xe trong hầm tối có thể phân biệt được, tìm được lối ra.

Sử dụng trong các nhà máy, nhà xưởng

Sơn phản quang được dùng để kẻ vạch phân chia vị trí để máy móc, hàng hóa. Khi cúp điện hoặc không đủ ánh sáng, người công nhân có thể dễ dàng phân biệt được các khu vực trong kho.

Dùng cho các công trình tàu biển

Sơn phản quang khi sơn trên các biển báo ngoài biển được ví như ngọn đèn trong đêm, hạn chế tối đa các tai nạn không đáng có ngoài khơi xa.

Ngoài ra, sơn phản quang còn được dùng trong nhiều công trình khác như: sân bay, sân thể thao, đường đua, cầu cảng, đường cao tốc,… Mục đích chính vẫn là để phân làn các khu vực và mọi người có thể quan sát phân định được ngay cả những lúc thiếu ánh sáng.

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Share on print
Print